7/30/2014

Japanese journal entry #2: kindle ebooks on PC.

Japanese Journal entry #2

My first attempt at visual novels failed miserably before it even started: the game I downloaded turned out to be a translated version without an apparent method to revert it back to Japanese, and despite its length it was rated as hard (8/10) filled with tons of legit and made up medical terms.

So putting visual novels aside, I decided to search for a way to read raw light novels. At my current Jap lvl it would be torturous to look up almost every single sentence manually on Kindle reader, so PC route I went, for the ease of copy pasta.

The first hurdle: Amazon.jp refused to sell Kindle books to foreigners, so one had to find a way round it, namely IP faking. Dedicated Japanese-IP VPN is the best, but I would look stupid shelling out $6 a month to buy a $5 kindle book, but putting my credit card number through free/open proxies didn't sound wise either. Eventually, I decided on http://www.vpngate.net/, which advertised itself as 'a free academic experiment to help poor folks living under opressing regimes to circumvent media censorship' (or something along that line). Its Japanese proxy IP belonged to a university helped relieve my worry a little. After the VPN client installed and connected, my IP proofed to a Japanese one, it was time to buy a book. Found a guide here, was a straightforward one so nothing noteworthy beside reminder of always buying ebook using Japanese IP (after the 5th purchases or so from non JP IP an Amazon customer service person would ask for your real address to confirm residency). I talked my way out when a CS asked for my US address on US Amazon account earlier, but I doubted my Japanese would allow me to do the same. Better safe than regret later.

The next hurdle was quite amusing: Japanese kindle books weren't allowed onto Amazon's own PC kindle software. I couldn't even login using the JP account (would really like to know in what world those JP businessmen was dwelling to make such decision!). The all popular Caliber was no-good, it was unable to render those beautiful vertical text in viewer, instead lining them all horizontally while keeping individual vertical letter orientation. Converting the book to other formats did turn the letters to correct orientation, but no solution for vertical paragraphs sill. I spent a few evenings trying out various PC ebook viewers, from sparking new to obsolete ones without avail, and was about to give up till I realized Kindle PC allowed for reading personal documents.

Amazon PC Kindle software did render the free sample book correctly (after all it was an Amazon product!), but accepted non-DRM files only. Fortunately many people found the idea of DRM'ed legally purchased ebook stupid, and some even stepped forward to offer tools to get rid of it. This guide here helped, also the tool's homepage. After stripping the book off its DRM, simply put it into My Kindle Content folder (found in My Documents on Windows 8), and this was the final result:


Beautiful, wasn't it? 

Before you ask: yes, this is a guide to reading Japanese kindle novels on PC. About the Jap learning journal part, there wasnt much to tell... Work at this time of the year is always busy  :\

7/17/2014

Japanese journal entry #1

Equipped with ~2k RTK kanji, elementary self taught Japanese and grammar dictionaries, I embraced the intermedia blue and plunged into the vast real-world Japanese material realm, starting with this 18+ VN. The memory of a crucifying year struggling through just a single book during my earlier English career is still (not so) vivid in my mind. The fact I'm now a grown man with full time job and other commitment compared to carefree schooldays doesn't help either :\

Persistence prevails!

1/10/2012

Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - VI


Có lẽ ta không nên theo đuổi vấn đề dịch chuyển tức thời thêm nữa, vì chúng nghe giống truyện huyền hoặc hơn là KHVT, lĩnh vực đòi hỏi có một chút ít cơ sở khoa học. The Sins of our Fathers (1976) của Stanley Schmidt là một trong những truyện sau cùng đề cập tới khả năng di chuyển nhanh hơn ánh sáng bằng động cơ đẩy (gọi là động cơ Tachyon hoá thông thường). Động cơ có tên Rao-Chang đặc biệt này đẩy một con tàu vũ trụ đi nhanh hơn ánh sáng mà không quá tốn kém, nhưng đi chậm hơn ánh sáng dù chỉ vài phần trăm lại tiêu thụ lượng năng lượng khổng lồ. (Lại tất nhiên!) không ai biết nó hoạt động ra sao vì người ta tìm ra nó hoàn toàn tình cờ, và các nhà vật lý trẻ trong truyện lại .. không thèm quan tâm xây dựng lại hoàn toàn các nền tảng vật lý để giải thích vấn đề! Rốt cục, người đọc chẳng hiểu con tàu được chuyển đổi thành “vật chất tachyon” trong không gian tiêu chuẩn, hay tự thân nó di chuyển trong không gian tachyon, nơi các định luật vật lý tiêu chuẩn không có tác dụng. 
Một nhánh công nghệ KHVT khác thừa nhận tính tuyệt đối của vận tốc ánh sáng, cũng như sự bất khả của hành trình liên hành tinh. Các tác giả theo trường phái này đề xuất con người chỉ cần ở nguyên một chỗ trong không gian: du hành xuyên thời gian hoặc du hành tới các vũ trụ song song. Hai hình thức này không mạo phạm ‘thanh kinh’ thuyết tương đối vì chúng diễn ra tại các chiều không gian-thời gian hoàn toàn khác, bắt đầu phổ biến từ Rescue into the past của Ralph Milne Farley (1940). Các câu chuyện được thể diễn tiến ngày càng ngoạn mục hơn, xa rời thực tế hơn. Tiến sỹ Hubble-Bubble trong A Drop in Infinity năm 1915, theo như Gerald Grogan giới thiệu, chế ra được một cỗ máy đưa con người vào chiều không gian thứ tư. Một số sóng nhất định chạy dọc chiều không gian này bằng cách nào đó bị phản bằng sóng khác chạy hướng ngược lại, tạo thành ... điện năng. Điều chỉnh buồng điện áp một chút, trường điện bên trong cho phép bạn trải nghiệm các chiều không gian khác. Khách lữ hành theo đó mà viếng thăm các Trái-đất-song-song, vốn tồn tại song hành đầy bí ẩn với chúng ta như những nấc thang trên một chiếc thang vươn đến vô cùng. Ý tưởng một trường điện với cường độ thích hợp trở thành cổng không gian kỳ diệu xuất hiện trở lại gần nửa thế kỷ sau trong truyện ngắn 1949 của Charles Recour, The Swordsman of Pira, mà theo đó “nếu một vật thể bị đưa vào trường điện mạnh, nó sẽ quay xung quanh không gian xoắn vặn vào chiều không gian thứ 4”.
Một số “nhà khoa học” khác đề xuất lý thuyết cho rằng các hạt không có khối lượng như photon, neutrino có khả năng truyền đạt tới chúng ta hình ảnh, thông điệp từ thế giới hoặc thời đại khác. Three Wise Men of Space (Donald Ben, 1940) mô tả các sinh vật thông tin bằng các tia nhanh hơn ánh sáng, nắm được kiến thức tiên tiến hơn thời đại của Enstein rất rất nhiều lần. Truyện ngắn The Star King (1947) của Edmund Hamilton thuật lại việc người trái đất 2 trăm ngàn năm trong tương lai giao tiếp với thế kỷ 20 thông qua sóng não, là thứ duy nhất xuyên qua được bức tường thời gian do không phải là vật chất. Theo lời kể của người tương lai, họ bay qua lại giữa các hành tinh bằng các tia ‘dưới quang phổ’ thuộc ‘quãng  tám thứ 30 dưới 0’, sinh ra từ động cơ tua bin nguyên tử. Cho đến thời đại này, quá trình tăng khối lượng tương đối của vật thể khi tốc độ tới gần vận tốc ánh sáng của thuyết tương đối đã được giải quyết triệt để, các con tàu vũ trụ được trang bị khối lượng (quán tính) nhân tạo bay nhanh gấp 1000 lần tốc độ ánh sáng. 

Ý tưởng tương tự được Orson Scott Card nương theo trong Ender’s Game (1985), nhưng đỡ rối rắm hơn: người trái đất ăn trộm được công nghệ truyền tin tức thời bất kể khoảng cách thông qua các ăn ten ansible, nhờ đó lập nên cả một đế chế xuyên Ngân hà nhưng vẫn không di chuyển được nhanh hơn ánh sáng. Nói cách khác, người ta gọi điện thoại nhắn tin tức thời với nhau, nhưng vẫn phải dùng xe ngựa để qua lại giữa các thành phố! Mãi đến gần cuối series con người mới có được công nghệ dịch chuyển tức thời bằng cách huy động toàn bộ số máy tính loài người có trong tay, ghi nhớ vị trí nguyên tử của vật thể muốn dịch chuyển, truyền qua không gian “phi thông thường” vốn trước nay được dùng truyền tin bằng ăng ten ansible, và “vật chất hoá” ở đích đến. 

Các bài cùng series: 
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng 
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - II
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - III
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - IV
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - V

Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - V


Hướng đi mới cho công nghệ phản lực xuất hiện vào năm 1986 do nhà văn Arthur C Clarke đề xướng (The Songs of the Distant Earth). Ngay từ đầu, Clarke khẳng định trong phần mở đầu truyện rằng vận tốc ánh sáng là tuyệt đối. Tuy nhiên, ta có thể thu nguồn năng lượng hầu như vô tận dành cho di chuyển chậm hơn c qua các biến thiên lượng tử trong không gian ở kích thước Planck. Con tàu vũ trụ Magellan của thế kỷ 36 lấy năng lượng trực tiếp từ không gian ‘trống rỗng’, nhờ đó không cần đem theo nhiên liệu tên lửa đẩy. Di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng 20% được cho rằng cực kỳ nguy hiểm do các nguyên tử tương tác với con tàu sẽ phản ứng như bom hạt nhân mini. Mỗi con tàu được trang bị 100 ngàn tấn băng ở mũi. Cả thuyền trưởng lẫn thành viên thuỷ thủ đoàn đều tỏ ra không quan tâm động cơ lượng tử hoạt động ra sao, nhưng người đọc chịu mò mẫm có thể tìm thấy lời giải thích đầy đánh đố theo kiểu  “biến thiên cấu trúc địa vật lý của 11 chiều siêu không gian” rải rác trong câu chuyện. William Lawrence Hamilton trong Planet of Duplicates (1945) cũng đề cập đến cách thức huy động năng lượng tương tự - ở đây là ‘chất thải’ vật chất xả ra từ các vì sao trong dải Ngân Hà. 

Khoa học lượng tử còn nhiều ứng dụng sáng tạo khác, như trong Mission to Universe Door to Anywhere (Gordon Dicksson – 1965 và Poul Anderson – 1966), các biến thiên lượng tử kết hợp với hiểu biết về địa vật lý vũ trụ giúp nhà du hành tìm đường tắt xuyên qua không gian (phase shifting/chuyển pha), hoặc hoành tráng hơn qua các cổng ‘nhảy’ (jumpgate) – tất nhiên là hầu như không được giải thích nguyên lý. Tương tự trong The Door của Oliver Saari (1941), cánh cổng không gian giấu trong một thành phố đổ nát giữa sa mạc Sahara đưa người bước qua lên hành tinh nằm trong một hệ sao đôi đâu đó trong vũ trụ. Thật tiếc, xuất xứ và nguyên lý của cánh cổng này không được coi trọng bằng hành trình tìm kiếm nó qua câu chuyện. 

Công nghệ ‘chuyển pha’ trong câu chuyện của Poul Anderson ở trên nghe khá thú vị, và thậm chí nghe có vẻ khả thi nếu người đọc không bỏ công nghiên cứu quá sâu. Định luật về các nguyên lý bất định của Heisenberg cho rằng người ta không thể biết vị trí và vận tốc của một hạt một cách chính xác. Ứng dụng vào công nghệ ‘chuyển pha’, vận tốc của một con tàu được đo chính xác đến nỗi hàm sóng của nó trải rộng khắp không gian liên hành tinh. Bằng công nghệ kì diệu nào đó, hàm sóng này ‘nhảy lên’ tại một điểm mục tiêu cách xa vài năm ánh sáng. Khi nó co rút lại (collapse), con tàu đổi phase và xuất hiện tại điểm đến mà không cần di chuyển qua không gian. Tóm lại, chỉ cần biết vận tốc chính xác của con tàu vũ trụ (do máy tính quyết định) là đủ thay đổi hàm sóng của nó – tương đương với lời khẳng định electron tự dưng có vị trí và kích thước xác định chỉ nhờ người quan sát .. nhìn thấy nó. Bạn có thể đọc thêm về định luật về các nguyên lý bất định tại đây. 
Tiến xa hơn một chút, Ringworld nổi tiếng do Poul Aderson chấp bút (1970) đề cập đến ‘stepping disk’ (đĩa dịch chuyển) và ‘transfer booth’ (hộp dịch chuyển). Về cơ bản, chúng là thiết bị dịch chuyển tức thời. Công nghệ tương tự tái hiện trong Vanishing Spaceman (1947) của Alexander Blade, và nhất là Way Station (Clifford Simak – 1964): một nền siêu văn minh bí ẩn xa xưa thiết kế cả mạng lưới ‘transfer booth’ rộng khắp thiên hà, sử dụng công nghệ mang hơi hướm dịch chuyển tức thời (vật chất hoá từ xa). (Thật ra, giống người ngoài hành tinh có khả năng thần giao cách cảm & khả năng tuỳ biến thế giới vật lý mà con người không hay biết khiến ta liên tưởng đến phép thuật hơn là KHVT.) Special Delivery (1945) của George o. Smith chế ra thiết bị dịch chuyển quét và lưu thông tin vị trí của từng nguyên tử, sau đó phân rã vật thể, lưu nguyên tử dạng thô trong ngân hàng dữ liệu tại chỗ và “bắn” thông tin thu được sang thiết bị thứ hai ở xa, sử dụng nguyên tử dạng thô của thiết bị đó để xây dựng lại vật thể. The Mixed Men của (Vogt, 1945) đề cập đến công nghệ chuyển tải vật chất: Trái Đất là trung tâm của một Đế quốc 3 tỷ hệ hành tinh, sử dụng sóng radio siêu tần để giao tiếp tức thời. Con người di chuyển bằng cách truyền tải thông tin vật chất qua sóng radio tới điểm đến, dựng lại bằng vật chất hữu cơ có sẵn tại đó, hoặc chuyển đổi hoàn toàn cơ thể thành một chùm electron bắn qua không gian rồi dựng lại tại điểm đến. 

Ngoài các hiểm hoạ thông thường như lượng sóng gửi tới không đủ dựng lại vật thể, thiết bị dịch chuyển tức thời còn mang lại một số rắc rối khác. Robert Abernathy (Canal Builders, 1945) kể lại câu chuyện một anh chàng người trái đất thích phiêu lưu tự chế tàu vũ trụ bay đến sao hoả trong khi mọi người còn lại dùng dịch chuyển tức thời để qua lại giữa các hành tinh trong Hệ Mặt trời. Cuộc hành trình mất hai tuần, nhưng khi đến đích chàng ta chỉ thấy tàn tích của một nền văn minh đã chết từ rất lâu tại nơi đáng lẽ là thành phố người trái đất. Hoá ra, các thiết bị dịch chuyển tức thời không chỉ dịch chuyển không gian mà cả thời gian trong ‘không gian nội tại’ của nó. Tên lửa đẩy đưa nhà du hành lên sao hoả ở thời điểm “bây giờ +2 tuần”, trong khi thiết bị dịch chuyển đưa đi ở thời điểm “bây giờ -2 ngàn năm”. Đống đổ nát đó chính là thành phố của người trái đất xây cách nay 2 ngàn năm!

Các bài cùng series: 
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng 
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - II
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - III
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - IV

Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - IV


Nhìn chung, quá trình phát triển công nghệ bay nhanh hơn ánh sáng được coi là vô cùng khó khăn – thường thì con người vô tình tìm ra bí mật của nó, hoặc một nền văn minh siêu đẳng nào đó dạy cho chúng ta. Sự hào phóng này đi kèm với cái giá không hề rẻ. Rendevois in Space (Guy Archett, 1949) khám phá tàu vũ trụ có khả năng bay tới hành tinh khác của người ngoài hành tinh trên quỹ đạo sao Thổ. Nhưng giống người sở hữu con tàu từ chối dạy cho người trái đất bí mật của mình. Người trái đất vẫn còn quá hiếu chiến để sở hữu công nghệ mạnh nhường đó. Ý tưởng cho rằng con người được chỉ dạy bí mật du hành liên hành tinh có thể là tai hoạ đối với các nền văn minh thiên hà xuất hiện lần nữa trong Star Base X (1944 - R.M Williams). Trong truyện này, giống người ngoài hành tinh có tên Ahrrneds từ chối chia sẻ bí mật vì họ nhận thấy khó tránh chiến tranh liên hành tinh nếu con người hiếu chiến, máu cạnh tranh vượt ao nhà bơi ra biển lớn giữa các vì sao. Homo Sol (1940) của Isaac Asimov mô tả một liên bang các nền văn minh thiên hà mời trái đất gia nhập sau khi con người khám phá ra bí mật du hành liên hành tinh và đặt chân lên chòm Alpha Centauri với ý đồ định cư trên hành tinh số 5. Khả năng phát kiến của con người hoá ra còn hơn cả phần còn lại của thiên hà khi họ nâng cấp được động cơ “siêu nguyên tử” hyperatomic drive vượt trội những gì Liên bang có trong tay. Nguyên lý hoạt động: không biết! Chỉ trong một thời gian ngắn, con người còn tìm được cách cải tạo nhiều thiết bị ôn hoà của Liên bang thành vũ khí sát thương hiệu suất cao! Sau thức thời động cơ nguyên tử là ảo diệu phản vật chất. I’m a Stranger Here Myself (1950) của John Bridger đề cập đến nguyên lý di chuyển nhanh hơn ánh sáng gọi là “chuyển dịch nhiều pha” dựa trên biến đổi terrene thành phản-terrene (mà giờ ta gọi đơn giản là vật chất và phản vật chất). Vì lý do nào đó, phản vật chất được cho rằng di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Tất nhiên con người không tìm ra nó, mà học hỏi được từ một nền văn minh siêu đẳng nhân từ hiền hậu qua con đường đại sứ ngoại giao. 

Tới Life ProbeProcyon’s Promise (Michael McCollum, 1983- 1985), Trái đất đón tàu thăm dò tới từ nền văn minh rất xa, rất cổ xưa có tên The Makers. Sau nhiều triệu năm tìm kiếm, The Makers đã bỏ cuộc đua động cơ du hành nhanh hơn tốc độ ánh sáng,  mặc dù họ phát triển được vài lý thuyết độc lập cho thấy điều này hoàn toàn khả thi về cả lý thuyết lẫn thực tế. Giống người này chuyển sang liên hệ với các nền văn minh khác trong thiên hà có tiềm năng chung ý tưởng thiết kế. Hàng ngàn ‘tàu chậm’ tự động chạy bằng năng lượng tổng hợp nhiệt hạch (fusion) - dựa trên lý thuyết điểm kỳ dị của Hawking (chú ý là  lý thuyết điểm kỳ dị của Hawking có trên thực tế, dĩ nhiên là chẳng liên quan gì đến động cơ nhiệt hạch!) - di chuyển dưới tốc độ ánh sáng được thả đi khắp thiên hà nhằm tìm kiếm các nền văn minh khác sáng dạ hơn, dạy cho họ bí mật vượt qua tốc độ ánh sáng. Một trong các máy thăm dò này tìm đến Hệ mặt trời của chúng ta và thu hút sự chú ý của cả loài người. Sau cùng, con người chấp nhận lời thách đố, giải được nó, lên đường và tìm được các mảnh vỡ của một con tàu có khả năng bay nhanh hơn ánh sáng tại Hệ mặt trời Procyon. Họ khám phá ra giống người the Makers đã tìm ra đáp án nhiều thế kỷ trước khi Máy Dò viếng thăm Hệ mặt trời, và đã từ bỏ quê hương. Ý tưởng rằng công nghệ bay nhanh hơn ánh sáng đã được một số nền văn minh khác sở hữu từ trước còn xuất hiện trong Nomad (Wesley Long, 1944).

Còn nhiều vấn đề kỹ thuật khác phát sinh cần giải quyết khi phát triển công nghệ di chuyển vượt tốc độ ánh sáng. Paradoxical Escape của Asimov (1945) kể lại hành trình tìm kiếm bí mật du hành giữa các vì sao bằng cách “nhồi” vào một bộ não cơ giới mọi hiểu biết của con người về thiên văn, vật lý và lý thuyết “nhảy cóc không gian”. Bộ Não tìm ra lời giải, nhưng đáng buồn là một chuyến đi như vậy nguy hiểm chết người. Chính vì vậy mọi nỗ lực trước đó với sự giúp sức của các Bộ Não khác đều thất bại. Do một robot không thể gây hại cho con người dưới mọi hình thức, các Bộ Não trước đây tự nướng chín mình theo nghĩa đen để tránh vi phạm “Điều Luật thứ nhất của Robot”. 

Các bài cùng series: 
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng 
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - II
- Nhanh hơn ánh sáng, từ thực tại tới khoa học viễn tưởng - III